Chào mừng bán đến với dịch vụ

Nấu Ăn Trí Tuấn

Với trên 10 năm kinh nghiệm

11 thực phẩm phòng cảm cúm khi giao mùa

Táo, cam, bông cải xanh, gừng, nhân sâm… chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, chống viêm… tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng cảm cúm khi trời trở lạnh.

Những ngày thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là rửa tay bằng xà phòng và tiêm vaccine hàng năm. Một số loại thực phẩm cũng có thể giúp mọi người tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch để tránh bệnh.

Cà chua

Cà chua là thực phẩm nên ăn khi bạn ốm do chứa nhiều vitamin C. Chỉ một quả cà chua vừa chứa hơn 16 miligam vitamin C, tốt cho hệ thống miễn dịch. Loại vitamin này là một phần quan trọng tạo nên sức mạnh của các tế bào thực bào và tế bào T, hai thành phần chính của hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch kém hơn trước một số mầm bệnh.

Rau bina

Rau bina là một “siêu thực phẩm” cho sức khỏe. Nó giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và còn chứa nhiều vitamin C. Vitamin C là một chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ ngăn ngừa cảm lạnh thông thường và giúp giảm các triệu chứng bệnh.

Bông cải xanh

Theo thông tin của các nhà nghiên cứu Đại học California (Mỹ), bông cải xanh là thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống nếu bạn cố gắng ngăn ngừa cảm lạnh. Bông cải xanh và các loại rau họ cải khác được chứng minh tăng cường khả năng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, chất sulforaphane có trong rau củ kích hoạt các gene và enzym chống oxy hóa trong các tế bào miễn dịch, chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật.

Cam

Cam giàu vitamin C, giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Theo một đánh giá của Trung tâm Quốc gia về Dịch tễ học và Sức khỏe Dân số, Đại học Quốc gia Australia, vitamin C rất hữu ích trong việc ngăn ngừa cảm lạnh thông thường cho những người tiếp xúc với môi trường gây bệnh. Nó có thể giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng do cảm lạnh.

Cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Ảnh: Freepik
Cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Ảnh: Freepik

Táo

Ăn một quả táo mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn góp phần ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Loại quả này có chứa chất chống oxy hóa phytochemical hỗ trợ khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Dầu ôliu nguyên chất

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Anh) cho thấy, hàm lượng cao axit béo không bão hòa đa trong dầu ôliu hoạt động như một chất chống viêm trong cơ thể, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trứng

Trứng (nhất là lòng đỏ) chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ đề kháng. Trứng chứa một lượng lớn vitamin D góp phần điều chỉnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA, những người tham gia uống vitamin D hàng ngày vào mùa đông ít có nguy cơ cảm lạnh hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nào khác so với những người không dùng.

Trà gừng

Gừng là một trong những thực phẩm tốt nhất để giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể. Với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, gừng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch.

Trà gừng ấm giúp giảm nghẹt mũi do cảm lạnh. Ảnh: Freepik
Trà gừng ấm giúp giảm nghẹt mũi do cảm lạnh. Ảnh: Freepik

Trà xanh

Trà xanh không chỉ là một trong những loại trà tốt nhất để giảm cân mà còn có thể chống lại cảm lạnh. Nó chứa flavonoid, một chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và có đặc tính chống viêm, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Nha khoa Ấn Độ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa catechin có rất nhiều trong trà xanh. Chất này kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ, có thể góp phần tiêu diệt vi khuẩn khởi phát cảm lạnh và virus cúm.

Trà nhân sâm

Trà nhân sâm được ưa chuộng vì nhiều lý do hơn là hương vị thơm ngon của nó. Cụ thể, loại trà này đã được sử dụng như một phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Theo đánh giá công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, nhân sâm được chứng minh làm giảm đáng kể các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định về khả năng tăng cường miễn dịch của nhân sâm.

Việt quất

Quả việt quất chứa nhiều chống oxy hóa góp phần cải thiện và ngăn ngừa ho, cảm lạnh. Theo nghiên cứu của Đại học Auckland, New Zealand, flavonoid, một loại chất chống oxy hóa có trong quả việt quất giúp người trưởng thành ít cảm lạnh hơn 33% so với những người không ăn thực phẩm hoặc chất bổ sung giàu flavonoid hàng ngày.

Kim Uyên
(Theo Today) – Vnexpress

Chia sẻ bài viết này
  • Táo, cam, bông cải xanh, gừng, nhân sâm… chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, chống viêm… tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng cảm cúm khi trời trở lạnh.

    Những ngày thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là rửa tay bằng xà phòng và tiêm vaccine hàng năm. Một số loại thực phẩm cũng có thể giúp mọi người tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch để tránh bệnh.

    Cà chua

    Cà chua là thực phẩm nên ăn khi bạn ốm do chứa nhiều vitamin C. Chỉ một quả cà chua vừa chứa hơn 16 miligam vitamin C, tốt cho hệ thống miễn dịch. Loại vitamin này là một phần quan trọng tạo nên sức mạnh của các tế bào thực bào và tế bào T, hai thành phần chính của hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch kém hơn trước một số mầm bệnh.

    Rau bina

    Rau bina là một “siêu thực phẩm” cho sức khỏe. Nó giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và còn chứa nhiều vitamin C. Vitamin C là một chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ ngăn ngừa cảm lạnh thông thường và giúp giảm các triệu chứng bệnh.

    Bông cải xanh

    Theo thông tin của các nhà nghiên cứu Đại học California (Mỹ), bông cải xanh là thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống nếu bạn cố gắng ngăn ngừa cảm lạnh. Bông cải xanh và các loại rau họ cải khác được chứng minh tăng cường khả năng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, chất sulforaphane có trong rau củ kích hoạt các gene và enzym chống oxy hóa trong các tế bào miễn dịch, chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật.

    Cam

    Cam giàu vitamin C, giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Theo một đánh giá của Trung tâm Quốc gia về Dịch tễ học và Sức khỏe Dân số, Đại học Quốc gia Australia, vitamin C rất hữu ích trong việc ngăn ngừa cảm lạnh thông thường cho những người tiếp xúc với môi trường gây bệnh. Nó có thể giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng do cảm lạnh.

    Cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Ảnh: Freepik
    Cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Ảnh: Freepik

    Táo

    Ăn một quả táo mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn góp phần ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Loại quả này có chứa chất chống oxy hóa phytochemical hỗ trợ khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

    Dầu ôliu nguyên chất

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Anh) cho thấy, hàm lượng cao axit béo không bão hòa đa trong dầu ôliu hoạt động như một chất chống viêm trong cơ thể, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.

    Trứng

    Trứng (nhất là lòng đỏ) chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ đề kháng. Trứng chứa một lượng lớn vitamin D góp phần điều chỉnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA, những người tham gia uống vitamin D hàng ngày vào mùa đông ít có nguy cơ cảm lạnh hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nào khác so với những người không dùng.

    Trà gừng

    Gừng là một trong những thực phẩm tốt nhất để giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể. Với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, gừng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch.

    Trà gừng ấm giúp giảm nghẹt mũi do cảm lạnh. Ảnh: Freepik
    Trà gừng ấm giúp giảm nghẹt mũi do cảm lạnh. Ảnh: Freepik

    Trà xanh

    Trà xanh không chỉ là một trong những loại trà tốt nhất để giảm cân mà còn có thể chống lại cảm lạnh. Nó chứa flavonoid, một chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và có đặc tính chống viêm, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Nha khoa Ấn Độ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa catechin có rất nhiều trong trà xanh. Chất này kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ, có thể góp phần tiêu diệt vi khuẩn khởi phát cảm lạnh và virus cúm.

    Trà nhân sâm

    Trà nhân sâm được ưa chuộng vì nhiều lý do hơn là hương vị thơm ngon của nó. Cụ thể, loại trà này đã được sử dụng như một phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Theo đánh giá công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, nhân sâm được chứng minh làm giảm đáng kể các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định về khả năng tăng cường miễn dịch của nhân sâm.

    Việt quất

    Quả việt quất chứa nhiều chống oxy hóa góp phần cải thiện và ngăn ngừa ho, cảm lạnh. Theo nghiên cứu của Đại học Auckland, New Zealand, flavonoid, một loại chất chống oxy hóa có trong quả việt quất giúp người trưởng thành ít cảm lạnh hơn 33% so với những người không ăn thực phẩm hoặc chất bổ sung giàu flavonoid hàng ngày.

    Kim Uyên
    (Theo Today) – Vnexpress

Tin gợi ý

Tin liên quan: Tin tức

  • Để tránh mua phải thực phẩm hết hạn, ôi thiu, khách hàng cần lưu ý các mẹo chọn đồ ăn tốt cho sức khỏe dưới đây.
    Quả ô liu: Người tiêu dùng nên chọn mua loại oliu còn hạt để giữ được độ tươi ngon, tránh phần ruột bên trong dễ bị lên men, khi ăn bị bở và mất đi hương vị tự nhiên vốn có.
    Cá hồi: Dấu hiệu dễ dàng nhất để nhận biết độ tươi của cá là dựa vào mùi tanh. Nếu cá không tanh là còn tươi.

    Một mẹo khác là nhận biết độ tươi ngon của cá là dựa vào màu sắc. Cá nuôi trong trang trại thịt thường có màu hồng nhạt, trong khi cá hồi tự nhiên có màu sẫm hơn. Còn nếu bề mặt cá có vệt xám hoặc nâu, có nghĩa cá được bảo quản lâu trước khi đem bán.
    Chà là sấy khô: Là đồ sấy khô nhưng người mua nên chọn các loại quả có độ quắt không quá nhiều, bề mặt da có sự căng bóng, màu sắc tươi và ăn không dai.

    Bên cạnh đó, bạn không nên chọn các sản phẩm có bề mặt quả bị phủ các tinh thể đường hoặc đốm trắng, vì đây là dấu hiệu cho thấy sự hư hỏng.
    Tỏi: Nếu muốn chọn tỏi ngon bạn cần ngửi mùi. Nếu có mùi hắc, hăng, có thể tỏi đã cũ hoặc bảo quản không đúng cách. Thậm chí đang bắt đầu thối rữa bên trong.
    Củ dền đỏ: Khi mua củ dền bạn nên chọn những củ còn xanh, dù không phải lúc nào cũng có thể mua được. Do vậy, người tiêu dùng nên chọn các loại củ có kích thước nhỏ, không có quá nhiều rễ phụ, để đảm bảo độ tươi và ngọt của sản phẩm.
    Trứng cút: Bạn cần kiểm tra tình trạng vỏ và độ nặng của trứng để kiểm tra độ tươi. Thông thường trứng tươi sẽ nặng khoảng 0,35 oz đến 0,4 oz (9 g đến 11 g). Còn nếu nhỏ hơn, số trứng này bắt đầu khô và đã để lâu.

    Bên cạnh đó, trứng cút nên sử dụng tối đa 30 ngày ở nhiệt độ phòng và 60 ngày trong tủ lạnh. Nếu quá thời gian trên, trứng bắt đầu hư hỏng.
    Bơ: Người mua hàng nên tránh chọn các quả bơ có vết sần trên da vì đây là dấu hiệu cho thấy bơ không còn tươi. Bạn có thể ấn ngón tay lên khu vực cạnh cuống để thử độ tươi. Trong trường hợp ngón tay dễ dàng ấn vào sâu bên trong và cảm nhận rõ độ lõm nhất định, quả này có thể quá chín và không nên chọn.
    Quả lựu: Muốn chọn được lựu tươi ngon, người mua cần chú ý lựa quả có hình dạng quả góc cạnh thay vì tròn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn quả độ mịn, vỏ có sự săn chắc – đây là dấu hiệu quan trọng thể hiện độ chín.
    Chanh: Mức độ dày, mỏng của vỏ quả chanh cùng trọng lượng có thể dễ dàng đoán biết độ tươi. Về cơ bản, quả chanh tươi có thể không to, nhưng khi cầm sẽ chắc và hơi nặng tay. Bên cạnh đó, quả có vỏ mỏng, trên bề mặt có đường vân nhỏ, không sần sùi là dấu hiệu chứng tỏ quả chanh ngon, mọng nước và nên chọn.

    Minh Phương (Theo Brightside) – Vnexpress

  • Cá, yến mạch, sữa, trái cây chín theo mùa, sữa, thực phẩm chứa omega 3… có nhiều lợi ích, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ. 

    Bác sĩ Chuyên khoa I, Nguyễn Thị Ngọc Hương – Nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, trong quá trình ăn dặm, trẻ cần ưu tiên cung cấp các thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của lứa tuổi từ 6 đến 36 tháng. Cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm an toàn, vệ sinh, đa dạng cho trẻ ăn dặm. 

    Cá 

    Hàm lượng dinh dưỡng giữa cá đồng và cá biển cơ bản tương đương nhau. Cá chứa từ 15- 22 lượng protein, từ 1-10% chất béo cùng một số vitamin, khoáng chất. Trong chất béo của cá hồi, cá da trơn… giàu Omega 3, DHA/EPA là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị lực của trẻ. Do đó, việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại cá này trong bữa ăn của trẻ là cần thiết. 

    Yến mạch 

    Trong thành phần dinh dưỡng của yến mạch có 66% chất bột đường (carbohydrate), 11,2 % chất đạm (protein), 9,2 % chất béo (lipid), đặc biệt giàu vitamin nhóm B và chất xơ (7,1%). Yến mạch được dùng để nấu cháo (thay gạo) cho các trẻ bị táo bón. Phụ huynh nên chọn yến mạch loại đã cán mỏng (Rolled oats) giúp rút ngắn thời gian nấu. 

    polyad
    Ảnh minh họa.

    Trái cây chín theo mùa 

    Chọn trái cây chín theo mùa sẽ giúp trẻ được thưởng thức các loại quả vừa ngon, giàu vitamin với giá thành hợp lý. 

    Sữa 

    Ngoài 3 bữa ăn chính, trẻ dưới 36 tháng tuổi cần uống thêm mỗi ngày từ 500 ml đến 800 ml sữa để có đủ năng lượng, các khoáng chất can xi, phốt pho, magiê… giúp tăng trưởng hệ răng, xương, tăng cân nặng. Cha mẹ chọn sữa phù hợp với tháng tuổi, khẩu vị của trẻ, phù hợp với thu nhập của gia đình. 

    Sữa chua 

    Cho trẻ ăn từ 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày sẽ giúp điều hòa hoạt động đường tiêu hóa (trẻ ít bị tiêu chảy, táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác). 

    Rau lá xanh 

    Nhóm rau lá có màu xanh đậm sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ như vitamin A giúp tăng trưởng chiều cao tốt, tăng sức đề kháng, hoàn thiện chức năng nhìn (thị lực tốt giúp phát triển não bộ tối ưu, phản ứng nhanh với các tác động của môi trường xung quanh), vitamin C giúp tăng sức đề kháng, tăng hấp thu chất sắt trong bữa ăn, tăng sức bền của thành mạch máu, khoáng chất như sắt, canxi, magiê… hỗ trợ tăng chiều cao, chất xơ giúp cân bằng hệ khuẩn ruột, giảm táo bón.

    Dầu ăn có chứa omega 3 tự nhiên 

    Chất béo, omega 3, DHA/EPA đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não bộ, thị lực. Do đó trong giai đoạn này, mẹ cần chú ý bổ sung dầu ăn từ cá có chứa omega 3, DHA/EPA trong khẩu phần của trẻ.

    Khi sử dụng dầu tinh luyện từ cá, trẻ sẽ nhận được 34 mg acid béo no, 64 mg acid béo không no, trong đó có 1,6mg omega, 3-16 mg omega 6-45 mg omega 9 – 0,07 mg DHA – 0,26 mg EPA là những dưỡng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của não bộ. 

    Mẹ cũng cần cẩn thận trong việc chọn lựa các thực phẩm sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất kích thích tăng trưởng. Chọn thực phẩm tươi sẽ chứa nhiều vitamin, nấu món ăn mới thường xuyên giúp tránh nhiễm trùng đường ruột.   

    TitleMÁCH MẸ THỰC ĐƠN CHUẨN TỪ CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG CHO CON KHỎE MẠNH, LỚN MAU
    Hướng dẫn nấu món cháo tôm bông cải xanh cho bé ăn dặm
       

    Lê Nguyễn – Vnexpress

      – Vnexpress

  • + Ngon hợp khẩu vị vùng miền

    + Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    + Trình bày trang trí đẹp

    + Chế độ dinh dưỡng cao